Một câu hỏi luôn được đặt ra là khi một ai đó bị cảnh sát bắt (arrest) tại Anh thì anh ấy hay cô ấy có những quyền gì. Bài viết này chia sẽ các thuật ngữ tiếng Anh pháp lý liên quan đến các quyền (rights and entitlements) của các nghi phạm (suspects) hay người bị bắt tại (arrestees) tại England và Wales.
Tại thời điểm bị bắt, the suspect có quyền được biết các thông tin sau đây:
– Được thông báo là anh ta/ cô ta đang bị bắt, (be told that he/she is being arrested)
– Bị bắt vì bị nghi ngờ phạm tội gì (offence)
– Được cảnh sát thông báo về quyền giữ im lặng thông qua caution (xem Quyền Bắt Người Của Cảnh Sát Anh để hiểu thêm về caution).
Những nghi phạm bị bắt (arrested) hoặc bị buộc tội (charged with a crime) mà bị giam (detained) ở đồn cảnh sát thường có những quyền sau đây:
The suspect có quyền được nói chuyện với một cố vấn pháp luật miễn phí gọi là duty solicitor. Đây là dịch vụ luật sư được cung cấp bởi bảng phân công các luật sư địa phương (a rota of local solicitors) và họ độc lập (independent) với cảnh sát. Một solicitor on rota duty có nghĩa vụ giúp tư vấn pháp luật (provide legal advice) cho bạn miễn phí khi bạn bị giam tại đồn cảnh sát. The suspect có quyền tham khảo ý kiến luật sư vào bất kỳ thời gian nào. Một duty solicitor sẽ có thể đưa ra những lời tư vấn (advice) cơ bản nhất như là về những gì đang diễn ra, giải thích các thuật ngữ pháp lý (legal terms) và tư vấn cho the suspect nên nói gì trong buổi phỏng vấn với cảnh sát (police interview), và nếu cần thiết thì sẽ đại diện tại tòa (representation in court) cho the suspect đối với các vụ án ít nghiêm trọng (minor case) hoặc đơn giản (straightforward case). Cố vấn pháp luật miễn phí có thể thực hiện qua điện thoại. Tuy nhiên nếu the suspect muốn được tham vấn riêng với luật sư mà anh ta/ cô ta lựa chọn, họ có thể làm điều đó qua điện thoại hoặc gặp luật sư trực tiếp tại police station, tuy nhiên trong trường hợp này họ có thể phải tự trả chi phí cho luật sư.
The suspect có quyền thông báo (inform) cho gia đình, bạn bè, người thân biết về việc bắt giữ (the arrest) theo cách thức của nhân viên cảnh sát (at the discretion of the police officer). Việc này miễn phí. Ví dụ cảnh sát có thể sẽ tự mình gọi cuộc gọi để thông báo đến một người theo đề nghị của the suspect để thông báo về the arrest.
The arrestee có quyền yêu cầu được đọc Quy tắc thực hành của cảnh sát (the police codes of practice) để biết về những gì cảnh sát được phép làm và không được phép làm đối với một nghi phạm đang bị giam ở đồn cảnh sát (detained at police custody). Đối với các nghi phạm không nói được tiếng Anh (non-English suspects), thì họ cũng được cung cấp một bảng codes of practice được viết bằng ngôn ngữ giao tiếp của họ.
Nếu một nghi phạm không khỏe hoặc bị thương (injured) hoặc cần uống thuốc, họ cần cho police officer/ custody officer biết để cảnh sát gọi hỗ trợ y tế từ bác sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế (paramedic) đến để chăm sóc sức khỏe miễn phí cho họ.
Theo quy định tại PACE Code C 2019 (section 13) đối với non-English suspects, thì họ sẽ được cung cấp một phiên dịch (interpreter) miễn phí ngay khi cảnh sát nhận ra rằng nghi phạm đó không hiểu tiếng Anh. Trong trường hợp họ được điều trị bệnh (treatment) hoặc bị cảnh sát phỏng vấn, họ vẫn có quyền được cung cấp một phiên dịch miễn phí.
Trước khi police thực hiện phỏng vấn (question) nghi phạm về các hành vi bị nghi ngờ phạm pháp (allegedly illegal acts) của họ, cảnh sát sẽ phải nhắc lại câu caution để nghi phạm biết về quyền giữ im lặng của mình. Nội dung đầy đủ của caution như sau:
“Bạn không cần phải nói bất cứ điều gì, nhưng điều đó có thể gây nguy hại cho sự biện hộ của bạn nếu bạn không đề cập đến khi được hỏi điều gì đó mà sau này bạn có thể dựa vào điều đó tại tòa. Bất cứ điều gì bạn nói đều có thể được cung cấp bằng chứng.”
“You do not have to say anything, but it may harm your defence if you do not mention when questioned something you may later rely on in court. Anything you do say may be given in evidence.”
Điều này có nghĩa là khi cảnh sát question the suspect, thì anh ấy/ cô ấy có quyền giữ im lặng bằng cách nói “no comment” cho câu hỏi đó. Tuy nhiên nếu bây giờ cảnh sát hỏi bạn mà bạn không nói (bạn chọn quyền im lặng) mà sau này ra tòa bạn lại cung cấp câu trả lời cho câu hỏi này thì khi đó nó có thể sẽ gây nguy hại đến sự biện hộ/ bào chữa (defence) của bạn. Vì vậy, trước khi chọn “no comment” hay chọn trả lời, bạn nên tham vấn ý kiến của solicitor.
Nghi phạm có quyền được biết the police suspect họ phạm tội (commit an offence) gì, thời gian và địa điểm mà họ nghi ngờ rằng việc phạm pháp đã diễn ra, cơ sở (grounds) cho sự nghi ngờ đó là gì. Police phải giải thích cho the suspect hiểu tại sao việc bắt giữ (arrest) hay tạm giam (detention) là cần thiết.
Nghi phạm và luật sư của họ cũng có quyền được tiếp cận hồ sơ giam giữ (custody records), tất cả các tài liệu (documents), tang vật, bằng chứng (evidence) chống lại họ, để họ có thể biện hộ (defense) cho mình.
Như đã được đề cập ở trên, khi police nhận ra rằng the suspect không hiểu tiếng Anh thì họ cần cung cấp một interpreter miễn phí. Một số giấy tờ như Codes of Practice phải được dịch ra ngôn ngữ giao tiếp của the suspect và được cung cấp cho họ khi được yêu cầu. Nếu the suspect là người bị khuyết tật (disable) như bị điếc (deaf), hoặc gặp khó khăn khi nói, thì police phải cung cấp cho họ một phiên dịch viên ký hiệu tiếng Anh (British sign language interpreter/ BSL interpreter).
Nếu the suspect không phải công dân Anh (non-British citizens), họ có quyền yêu cầu police cho họ được liên lạc đại sứ quán (Embassy), lãnh sự quán (Consulate) hoặc cao ủy (High Commission) của mình để thông báo rằng họ đang ở đâu hoặc tại sao họ bị bắt. Về vấn đề bảo hộ công dân (protect citizens), the embassy/ consulate/ high commission có thể đến thăm riêng (visit) công dân của họ hoặc sắp xếp solicitor đến gặp công dân đang bị bắt của mình.
The police có thể giam giữ (detain/hold) một suspect tới 24 giờ trước khi họ buộc tội anh ấy/ cô ấy (charge him/her with a crime) hoặc thả họ ra (release). Cảnh sát cũng có thể xin gia hạn giữ nghi phạm lên đến 36 hoặc 96 giờ trong trường hợp the suspect phạm một tôi nghiêm trọng (committed a serious crime), ví dụ tội giết người (murder). Nếu một ai đó bị bắt (arrested) theo Đạo luật Khủng bố (Terrorism Act), khi đó cảnh sát có thể giữ họ mà không có buộc tội (without charge) lên đến 14 ngày.
Cảnh sát trưởng (Superintendent) có quyền (authorise) cho phép việc giam giữ một nghi phạm lên đến 36 giờ. Tuy nhiên, nếu việc tạm giữ kéo dài trên 36 giờ thì chỉ có tòa án (the court) mới có quyền cho phép cảnh sát giam giữ nghi phạm without charge.
Nếu the suspect bị police buộc tội (charge), họ và solicitor của họ phải được phép tiếp cận (access) các evidence buộc tội. Điều này phải được diễn ra trước khi việc xét xử (trial) bắt đầu.
Thuynhoi Tran
22.02.2021
Bạn có thể xem thêm các bài viết về Legal English tại đây
I am a legal researcher, an interpreter in the UK and the author of Thuynhoi Tran’s Blog. I created this Blog to share my own lessons about life and self improvement.
Error: API requests are being delayed. New posts will not be retrieved for at least 5 minutes.
There may be an issue with the Instagram access token that you are using. Your server might also be unable to connect to Instagram at this time.
Click here to troubleshoot.