Police Powers to Search

Chức năng của cảnh sát là để ngăn ngừa (prevent), phát hiện (detect) và điều tra (investigate) tội phạm (crime). Như một phần trong chức năng phát hiện tội phạm, cảnh sát có quyền dừng một ai đó hoặc một phương tiện nào đó để khám xét, (the power to stop and search), hoặc khám xét một nơi nào đó và quyền bắt giữ một ai đó (the power to arrest). Bài viết này sẽ bàn về quyền khám xét của cảnh sát tại England & Wales.

1. Quyền dừng và khám xét của cảnh sát | Police powers to stop and search

Các quyền của cảnh sát để dừng và khám xét một ai đó hoặc một phương tiện nào đó (vehicle) được quy định (regulated/ ruled) tại Phần 1 của Đạo Luật Về Cảnh Sát và Chứng Cứ Hình Sự năm 1984 (S.1 of the Police and Criminal Evidence Act 1984) hay còn được gọi tắt là PACE. Tuy nhiên, đối với quyền của cảnh sát để dừng và khám xét những đối tượng liên quan đến các tội phạm về ma túy (drug-related offences) thì được điều chỉnh bởi Đạo Luật Về Lạm Dụng Các Chất Ma Túy năm 1971 (the Misuse of Drugs Act 1971).

Cảnh sát có quyền dừng và khám xét bất kỳ ai hoặc bất kỳ phương tiện giao thông ở bất kỳ nơi đâu nếu họ nghi ngờ rằng bạn đang mang các chất ma túy bất hợp pháp (illegal drugs), vũ khí (weapon), những tài sản bị đánh cắp (stolen property) hoặc vật bị cấm (prohibited articles), hoặc một thứ gì đó có thể được dùng để phạm tội (to commit a crime). Tuy nhiên, cảnh sát phải có cơ sở hợp lý (reasonable grounds) hay sự nghi ngờ hợp lý (reasonable suspicion) cho việc tin rằng họ có thể tìm thấy những thứ vừa kể trên trên người của một ai đó hoặc một phương tiện nào đó. 

2. Trước khi khám xét | Before the search

Trước khi thực hiện (carry out/ undertake) bất kỳ việc khám xét (search) nào thì một nhân viên cảnh sát (an officer) phải cung cấp cho người bị khám xét/ nghi phạm (the suspect) những thông tin sau đây:

– Nhân viên cảnh sát phải giới thiệu tên mình và đến từ đồn cảnh sát nào (police station). Tuy nhiên nếu tội phạm bị tình nghi là tội khủng bố (terrorism) thì nhân viên cảnh sát phải trưng ra số lệnh (warrant number) hoặc thẻ lệnh (warrant card) nếu lúc này nhân viên cảnh sát đó không mặc đồng phục (not in uniform);

– Đối tượng/ mục đích (object/ purpose) của việc khám xét là gì;

– Cơ sở (grounds) cho việc khám xét;

– Nói với người bị tình nghi (nghi phạm) (the suspect) rằng anh ta/ cô ta có thể có được hồ sơ khám xét (obtain a record of the search) trong vòng 12 tháng kể từ khi khám xét.

3. Khám xét trên người một ai đó | Search on a person

Cảnh sát phải thực hiện mọi nỗ lực hợp lý (reasonable efforts) để giảm thiểu (minimise) sự bối rối/ xấu hổ (embarrassment) cho người bị khám xét ở nơi công cộng (in public view) mặc dù cảnh sát vẫn có thể sử dụng bạo lực hợp lý (reasonable force) nếu như nghi phạm không chịu hợp tác (co-operate).

Việc khám xét nơi công cộng chỉ được phép đối với việc khám xét ở bề mặt của quần áo bên ngoài (superficial examination of outer clothing). Vì vậy cảnh sát không có quyền yêu cầu một người nào đó cởi (remove) bất kỳ quần áo nào nơi công cộng, ngoại trừ áo khoác bên ngoài (outer coat/ jacket), hoặc găng tay (gloves), giầy (shoes).

Đối với việc khám xét kỹ lưỡng hơn (more thorough search), ví dụ yêu cầu nghi phạm cởi áo phông (T-shirt) hoặc màn che mặt (veil), khăn trùm đầu (turban) thì phải được thực hiện ngoài nơi công cộng (out of public view). Ví dụ trong xe của cảnh sát (police van) hoặc lều cảnh sát (police tent).

Bất kỳ việc khám xét trên người nào (search on a person) mà có yêu cầu cởi bỏ quần áo nhiều hơn những quần áo bên ngoài (outer clothing) thì phải thực hiện bởi nhân viên cảnh sát có cùng giới tính (the same sex) với nghi phạm và bắt buộc phải có sự hiện diện của ít nhất một nhân viên cảnh sát khác cũng cùng giới tính.

Khám xét tại đồn cảnh sát | Search at the police station

Nhân viên trại giam (custody officer) có quyền khám xét người bị tạm giam (detainee) ngay khi người này vừa đến (on arrival) đồn cảnh sát để xác định xem (to ascertain) người này mang theo bên mình những đồ vật gì (property). Những đồ vật này không bị thu giữ (not seized) để làm bằng chứng (evidence) mà sẽ được trả lại sau khi anh ấy/ cô ấy được thả ra. Bất kỳ đồ vật nào bị giữ lại (retained) phải được lưu trong hồ sơ (recorded) lý do cho việc giữ lại đó (retention). Nếu quần áo của người bị tạm giam bị mang đi thì phải có quần áo thay thế cung cấp cho họ. Người bị tạm giam (detainee) sẽ kiểm tra danh sách những đồ vật của mình và ký tên (sign) vào đó.

Đối với các khám xét thân mật (intimate search) và khám xét bên trong (strip search) thì phải được phép (authorized) bởi một cảnh sát trưởng (superintendent) và thường sẽ được thực hiện tại đồn cảnh sát sau khi nghi phạm bị bắt về đồn (arrestee). Ví dụ như là khám xét để tìm các chất ma túy Loại A (Class A drugs) hoặc các vật gây thương tích (injurious articles) dựa trên những nghi ngờ hợp lý (reasonable suspicion) rằng những vật này đang bị che giấu (concealed) trên người của người đang bị tạm giam (detainee). Khám xét thân mật (intimate search) được định nghĩa là khám xét các lỗ trên cơ thể (physical examination of body orifices) mà không phải miệng (other than mouth) bao gồm lỗ tai, mũi, trực tràng (rectum) hoặc âm đạo (vagina). Thường khi khám xét thân mật diễn ra thì luôn có sự hiện diện của bác sĩ hoặc y tá. Strip search là khám xét mà cảnh sát yêu cầu nghi phạm cởi bỏ nhiều hơn những quần áo bên ngoài (outer clothing) vì họ nghi ngờ rằng có những vật đang bị che giấu bên trong hoặc trên cơ thể của người đó.

4.  Quyền xâm nhập và khám xét một nơi nào đó | Powers to enter and search premises

Cảnh sát có thể xâm nhập (enter) và khám xét bất kỳ một nơi nào đó với sự cho phép (permission) của người đang cư ngụ ở đó (the occupier). Tuy nhiên cảnh sát không cần có sự cho phép của chủ nhà/ người đang cư ngụ ở đó trong một số trường hợp như là đột nhập để bắt (arrest) một ai đó (dù có lệnh bắt hay không có lệnh bắt) (arrest warrant), để cứu người (to save life), hoặc ngăn ngừa thiệt hại nghiêm trọng (serious damage) cho tài sản. Cảnh sát cũng có thể khám xét một địa điểm nào đó sau khi họ đã thực hiện việc bắt người để tìm chứng cứ (evidence) liên quan đến tôi phạm (offence) mà người bị bắt (the arrestee) có liên quan.

Lệnh khám xét | A search warrant

Cảnh sát cần phải xin lệnh khám xét (a search warrant) từ Tòa sơ thẩm (the Magistrates’ Court) trước khi thực hiện khám xét một địa điểm nào đó (a search of premises). Để được cấp (granted) lệnh khám xét này thì cảnh sát phải có cơ sở hợp lý (reasonable grounds) để nghi ngờ rằng tội phạm đã được thực hiện (committed) và địa điểm đó cần được khám xét vì nó có thể chứa những bằng chứng quan trọng cho việc xét xử (trial). Tuy nhiên đối với một số tội phạm nhất định (certain offences) khi mà cảnh sát được trao quyền (authorized) thì có thể khám xét những địa điểm mà nghi phạm đang cư ngụ (occupied) hay quản lý (controlled) mà không cần có lệnh khám xét.

Một khi lệnh khám xét được ban hành, thì cảnh sát có 3 tháng để thực hiện việc khám xét (to carry out the search). Trong trường khám xét theo quy định của Đạo Luật Về Việc Lạm Dụng Các Chất Ma Túy năm 1971 (the Misuse of Drugs Act 1971) thì cảnh sát phải thực hiện khám xét trong vòng một tháng sau khi có lệnh khám xét.

Cảnh sát cần phải làm gì trước khi khám xét? | What the police must do before a search?

Khi cảnh sát khám xét một nơi nào đó, họ cần phải cung cấp ID (identification) của họ và một bản copy của lệnh khám xét (the search warrant) để người cư ngụ ở địa điểm đó biết là điều gì đang xảy ra. Họ cũng phải giải thích là tại sao họ muốn khám xét nơi đó và (những) người đang cư ngụ ở đó có những quyền gì (the rights of the occupier).

Thuynhoi Tran

31.01.2021

Bạn có thể xem thêm các bài viết về Legal English tại đây

About The Author

Thuy Tran

I am a legal researcher, an interpreter in the UK and the author of Thuynhoi Tran’s Blog. I created this Blog to share my own lessons about life and self improvement.