The Magistrates’ Court vs The Crown Court

Bài viết này chia sẽ về sự khác biệt trong thành phần tham gia phiên tòa tại Tòa Sơ Thẩm (the Magistrates’ Court) và Tòa Thượng Đỉnh (the Crown Court) tại England và Wales.

Tất cả các vụ việc hình sự (criminal cases) tại England và Wales bước đầu tiên đều sẽ được đưa ra nghe/ trình bày (heard) trước tòa Sơ thẩm (the Magistrates’ court). Tuy nhiên những vụ án nghiêm trọng hơn (more serious cases) sẽ được chuyển sang tòa cấp cao hơn còn được gọi là tòa Thượng đỉnh (the Crown court). Trong trường hợp này, vụ án sẽ được xét xử đầy đủ (full trial) trước một thẩm phán (a judge) và bồi thẩm đoàn (the jury). Cũng có trường hợp bị cáo (the defendant) đã nhận tội (pleaded guilty) hoặc bị tuyên có tội (found guilty) tại the Magistrates’ court nhưng thẩm quyền đưa ra hình phạt (sentence) nằm ngoài thẩm quyền của thẩm phán tòa này. Khi đó vụ án cũng sẽ được chuyển sang the Crown court cho giai đoạn tuyên hình phạt.

1. Tòa Sơ Thẩm | The Magistrates’ Court

The layout of a Magistrates’ court

Powers of the Magistrates’ Court

The Magistrates’ Court có thẩm quyền (powers/ competence) để nghe (hear) các tội ít nghiêm trọng hay còn được gọi là summary offences như là hành hung nhẹ (minor assaults) hay trộm cắp trong cửa hàng (shoplifting). Tòa sơ thẩm cũng có thẩm quyền nghe các tội either-way offences, tức là những tội này có thể được giải quyết tại tòa sơ thẩm (the Magistrates’ court) hoặc cũng có thể được giải quyết tại tòa thượng đỉnh (the Crown court). Bị cáo trong trường hợp either-way offences có quyền chọn tòa nào để giải quyết/xét xử vụ án của mình. Ngoài ra nếu vụ án có tính chất nghiêm trọng thì các quan tòa (magistrates) tại tòa sơ thẩm cũng có quyền quyết định chuyển vụ án lên tòa thượng đỉnh.

Về thẩm quyền đưa ra hình phạt (sentencing) thì the Magistrates’ court cũng bị giới hạn (restricted) bởi những quy định nhất định. Ví dụ như the Magistrates’ court chỉ có thể phạt tù (imprison) người phạm tội (an offender) 6 tháng tù hoặc lên đến 12 tháng tù nếu phạm từ hai tội trở lên cộng lại hoặc mức hình phạt tiền (fine) lên đến £5,000. Trong khi the Crown court lại không bị hạn chế bởi các quy định tương tự trong thẩm quyền xét xử hình sự (criminal jurisdiction) của mình.

Có hai dạng quan tòa (magistrates) tại the Magistrates’ court. Dạng đầu tiên gọi là Justices of the Peace (JPs) hay còn được gọi chung là Magistrates. Đây là những laymen, không phải là luật sư (lawyers), họ không có bằng cấp về luật (legal qualification) nhưng họ được đào tạo (trained) và là thành viên không được trả lương (unpaid member) của cộng đồng tại địa phương (local community). Dạng quan tòa này còn được gọi là quan tòa không hưởng lương. Các magistrates này làm việc bán thời gian và giải quyết các vụ án ít nghiêm trọng như trộm cắp vặt (minor theft), gây rối trật tự công cộng (public disorder). Các magistrates trong trường hợp này đóng vai trò tương tự như Hội Thẩm Nhân Dân tại các tòa của Việt Nam.

Dạng thứ hai là quan tòa có hưởng lương (stipendiary magistrates)/ district judge. Những quan tòa này là luật sư (lawyers), có thể là barristers hoặc solicitors, họ là thành viên chuyên trách (full-time member) của cơ quan tư pháp (the judiciary) và nghe (hear) các vụ việc quan trọng hơn tại the Magistrates’ court.

Tại the Magistrates’ court, Hội đồng xét xử (a bench) gồm 3 quan tòa (3 magistrates), người ngồi giữa được gọi là chủ tọa (bench chair), có thể là một thẩm phán cấp quận (a district judge) hay một quan tòa có hưởng lương (a stipendiary magistrate), trong khi hai magistrates ngồi hai bên được gọi là wingers.

Vì các magistrates không nhất thiết là những người có nền tảng (background) về luật pháp nên họ sẽ được tham mưu (advised) về các quy định của luật pháp cũng như thủ tục tố tụng (procedure) từ người tham mưu pháp lý (legal advisor) của tòa. Legal advisor hay còn được gọi là thư ký quan tòa (the clerk to the Justices) hay trợ lý thư ký quan tòa (assistant justices’ clerk) là người có bằng cấp về luật (legally qualified/ qualified lawyer), thường ngồi phía trước the bench để tham mưu (advise) khi được yêu cầu cho các quan tòa Justices (Magistrates) về luật áp dụng cũng như trình tự thủ tục (procedure) theo quy định để áp dụng vào vụ án đó.

Defence solicitor hay defence counsel / barrister là luật sư bào chữa tại tòa cho bị cáo khi người này bị truy tố với một tội danh (charged with an offence). Trong khi đó, công tố viên (the Crown prosecutor) là luật sư đại diện cho phía dịch vụ công tố (The Crown Prosecution Service – CPS), cơ quan truy tố (charge) bị cáo.

Defendant là bị cáo trong vụ án hình sự. Trong một vụ án có thể có nhiều bị cáo (co-defendants). Nếu defendant là một người không nói được tiếng Anh hoặc tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh thì họ sẽ được tòa sắp xếp cho một phiên dịch của tòa (a court interpreter). Trong trường hợp một phiên tòa có interpreter thì người này phải tuyên thệ (take oath), nếu là người có tôn giáo, hoặc đọc lời cam kết (take affirmation), nếu là người không theo tôn giáo, trước khi phiên tòa bắt đầu. Interpreter có thể take affirmation hoặc take oath tại witness box trước khi đi vào bên trong the dock ngồi cùng bị cáo để tiện cho việc phiên dịch. Nội dung affirmation oath như sau:

I do solemnly, sincerely and truly declare and affirm that I will well and faithfully interpret and true explanation make of all such matters and things as shall be required of me according to the best of my skill and understanding. (The Interpreter’s Affirmation)

I swear by Allah/Almighty God, etc., that I will well and faithfully interpret and true explanation make of all such matters and things as shall be required of me according to the best of my skill and understanding. (The Interpreter’s Oath)

The usher là một thành viên của tòa, là người bạn nên liên hệ đầu tiên (the first contact) khi bước vào tòa. Usher không nhất thiết phải là người học về luật. Nhiệm vụ của usher là kiểm tra và điểm danh xem các thành phần tham gia phiên tòa đã có mặt đầy đủ hay chưa và đảm bảo rằng những người này ý thức được trách nhiệm của họ tại phiên tòa. Đây cũng là người cập nhật cho bạn tất cả các thông tin nếu có thay đổi về phiên tòa. Usher là người đầu tiên bạn nên liên hệ nếu có bất kỳ thắc mắc gì tại phiên tòa. Tùy vào tư cách tham dự phiên tòa của bạn mà usher sẽ hướng dẫn chỗ ngồi cho bạn để đảm bảo rằng bạn ngồi đúng vị trí.

Nếu bạn là phiên dịch của tòa (court interpreter) thì việc đầu tiên khi đến tòa là bạn cần report cho usher biết về sự hiện diện của bạn. Sau phiên tòa, interpreter thường đưa timesheet cho usher để người này hoặc legal advisor ký tên vào.

Trong một số vụ án mà quan tòa cần có báo cáo trước khi họ đưa ra hình phạt (pre-sentence report – PSR) thì nhân viên quản chế (probation officer) phải tham dự và ngồi đúng vị trí của mình. PSR là bản đánh giá chuyên gia (expert assessment) nhằm trợ giúp (assist) quan tòa nắm rõ hơn các thông tin về tính chất (nature) cũng như nguyên nhân gây ra hành vi của người phạm tội (causes of offender’s behaviour) cũng như đánh giá về rủi ro (risks) mà họ gây ra, cho ai. PSR cũng đưa ra khuyến nghị độc lập (independent recommendation) về các giải pháp hình phạt có sẵn (sentencing options available) để tòa xem xét.

Trong tất cả các tòa hình sự đều có sắp xếp vị trí cho báo chí (the press) và người dân (members of public) tham dự.Tuy nhiên họ không được phát biểu mà chỉ được tham dự. Các thiết bị điện tử như điện thoại, camera, máy ghi âm, … không được phép sử dụng trong phòng xử án (the court room).

(Bạn có thể xem video minh họa The Magistrates’ Court tại đây)

2. Tòa Thượng Đỉnh | The Crown Court

The layout of a Crown court

Powers of the Crown Court

Tòa thượng đỉnh (the Crown court) giải quyết các tội danh mang tính chất nghiêm trọng hơn hay còn được gọi là indictable-only offences. Nghĩa là các tội này phải bị truy tố (prosecuted/ indicted) dưới một bản cáo trạng (indictment) của CPS. Ví dụ như tội giết người (murder), tội ngộ sát (manslaughter), hiếp dâm (rape), ăn cướp (robbery), tội rửa tiền (money laundering), trồng cần sa (cultivation of cannabis), … Không giống the Magistrates’ court, the Crown court không bị giới hạn về thẩm quyền đưa ra hình phạt (sentencing) của mình.

Trong khi hearing có thể hiểu chung là phiên tòa hay buổi ra tòa thì phiên xét xử được gọi là trial. Mỗi vụ án hình sự có thể có rất nhiều buổi hearing khác nhau từ tòa sơ thẩm đến tòa thượng đỉnh. Các buổi hearing tại the Magistrates’ court bao gồm preliminary hearing, plea hearing hay tại the Crown court như plea & trial preparation hearing, mention hearing, review hearing, sentence hearing. Phiên xét xử (trial) có thể diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp thậm chí là nhiều tuần đối với những vụ án nghiêm trọng (serious cases), phức tạp (complicated) hay có nhiều bị cáo (co-defendants).

Các thành phần tham gia tại the Crown court về cơ bản cũng tương tự như tại the Magistrates’ court. Tuy nhiên, tại the Crown court, một phiên xét xử (trial) được thực hiện (conducted) trước một thẩm phán (a judge) và bồi thẩm đoàn gồm 12 người (the jury). Các bồi thẩm (juror) này được lựa chọn ngẫu nhiên (randomly selected) từ máy tính dựa trên nguồn đăng ký bầu cử (the electoral register). Trong phiên xét xử (trial), the jury sẽ là người quyết định liệu rằng người bị buộc tội / bị cáo (the accused/ the defendant) có tội (guilty) hay không có tội (not guilty). Nếu bị báo bị tuyên là có tội (found guilty) thì thẩm phán (the judge) sẽ đưa ra hình phạt (sentence), ngược lại nếu bị tuyên vô tội (found not guilty), thì the judge phải tha bổng (acquit) bị cáo đó.  

Về cấu trúc phòng xử án (a court room) tại the Crown court cũng hơi khác một chút so với the Magistrates’ court. Ví dụ như the dock tại the Crown court, nơi mà bị cáo (defendant) và người phiên dịch (interpreter) sẽ ngồi trong đấy phải luôn nằm đối diện (opposite) với thẩm phán (a judge).

Tương tự như vị trí legal advisor tại the Magistrates’ court tại the Crown court cũng có một thư ký tòa (court clerk), đây là một luật sư có trình độ (qualified lawyer). Vai trò chính (responsibility) của một court clerk là trợ giúp (assist) các chuyên gia pháp lý (legal professionals) tại tòa và các công việc giấy tờ (paperwork) có liên quan.

(Bạn có thể xem video minh họa The Crown Court tại đây)

Thuynhoi Tran

31.01.2022

Bạn có thể xem thêm các bài viết về Legal English tại đây

About The Author

Thuy Tran

I am a legal researcher, an interpreter in the UK and the author of Thuynhoi Tran’s Blog. I created this Blog to share my own lessons about life and self improvement.